Top 6 món quà lý tưởng nên mua về làm quà khi du lịch Sapa
Cẩm nang mua sắm

Top 6 món quà lý tưởng nên mua về làm quà khi du lịch Sapa

Sapa không chỉ nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hoá độc đáo mà còn là cả một thiên đường của ẩm thực vùng cao và rất nhiều những sản phẩm truyền thống đặc sắc. Chính vì thế, đặt vé máy bay đi Sapa sẽ không hề khó khăn để bạn tìm mua một vài món quà ý nghĩa hay các của ngon vật lạ mang về dành tặng bạn bè, người thân. Tuy nhiên nếu đang cảm thấy khá hoang mang vì chưa biết đâu là những món quà lý tưởng nên mua về làm quà khi du lịch Sapa thì dưới đây chính là các gợi ý hàng đầu cho bạn.

  1. Đồ thổ cẩm Sapa

Từ xưa tới nay, Sapa vốn nổi tiếng là nơi có nhiều sản phẩm thủ công đầy màu sắc và độc đáo. Trong đó nổi bật nhất vẫn là các món thổ cẩm. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như: H’Mông, Dao Đỏ, Dáy, Thái, Tày,… phụ nữ dân tộc ở Sapa thường được học cách làm thổ cẩm từ khi còn trẻ. Tại đây dệt thổ cẩm cũng được xem là cách thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ và là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa về văn hoá truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm Sapa là một trong những nghề truyền thống lâu đời mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc. Thổ cẩm là một loại vải được dệt thủ công với những họa tiết nổi trên bề mặt, đa dạng sắc màu muôn hình như chim muông, hoa lá, cỏ cây…

Các sản phẩm thổ cẩm Sapa được làm tỉ mỉ bằng tay với các hoạ tiết vô cùng sinh động và đẹp mắt
Các sản phẩm thổ cẩm Sapa được làm tỉ mỉ bằng tay với các hoạ tiết vô cùng sinh động và đẹp mắt

Đồ thổ cẩm Sapa thường được đánh giá cao không chỉ về chất lượng mà còn về thẩm mỹ. Các loại thổ cẩm ở đây thường rất đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ hay hoạ tiết. Đặc biệt, thổ cẩm Sapa đều được làm bằng tay vô cùng tỉ mỉ, là thành quả của một quá trình lâu dài và cẩn thận từ vài tuần đến vài tháng nên luôn mang giá trị tinh thần rất cao. Mua sắm Sapa, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các món đồ thổ cẩm được bày bán khắp các phiên chợ, trong các cửa hàng bán đồ lưu niệm,… Tuỳ vào sở thích của mình bạn có thể mua từ quần áo, váy vóc, khăn, ví, túi xách cho tới phụ kiện, móc khoá, búp bê,…

  1. Nấm hương rừng Sapa

Là một trong những đặc sản hiếm có và nổi tiếng ở Sapa, nấm hương rừng là loại nấm khá đặc biệt. Chúng có vị ngọt thanh, mùi thơm thoang thoảng và thường mọc trong các khu rừng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, hiện nay loại nấm này cũng được nhiều đồng bào dân tộc mang về trồng trong vườn nhà. Mặc dù vậy, hương vị và màu sắc lẫn giá trị dinh dưỡng của nấm trồng vẫn được giữ nguyên, không thua kém gì nấm hương rừng trong tự nhiên.

Du khách có thể tìm mua nấm hương rừng Sapa tại các phiên chợ vùng cao
Du khách có thể tìm mua nấm hương rừng Sapa tại các phiên chợ vùng cao

Nhìn bên ngoài, nấm hương rừng Sapa có màu sắc và hình dáng tương tự như các loại nấm hương thông thường khác. Nhưng nếu xét về hương vị sau khi chế biến thì loại nấm này của Sapa ngon và hấp dẫn hơn hẳn. Với nấm hương rừng Sapa, bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như: làm canh hầm nấm, gà xào hành nấm, súp nấm,… Vào đầu mùa, nấm tươi có giá khoảng 50.000 đồng – 60.000 đồng/xâu, những mùa khác giá nấm có thể sẽ cao hơn.

  1. Rượu Sapa

Là một trong những đặc sản Sapa mua về làm quà nổi tiếng, nếu chưa biết chọn gì cho người thân hay bạn bè thì bạn có thể cân nhắc các loại rượu. Rượu Sapa thường được ủ thủ công nên hương vị cũng rất đặc biệt, khiến người uống phải nhớ mãi. Để mua đặc sản này, du khách có thể chọn từ rượu vang làm từ nho hái trong các vườn nho của người địa phương, rượu táo mèo từ táo dại mọc bên sườn núi, rượu ngô Bắc Hà, rượu Sán Lùng, rượu mận,… Điểm chung của các loại rượu ở Sapa đó là khi thưởng thức, bạn có thể cảm nhận được vị thơm và ngọt nhẹ, đặc biệt, ủ càng lâu thì rượu lại càng ngon và đậm đà.

Rượu ngô Bắc Hà được chưng cất thủ công với hương vị thơm ngon khó cưỡng
Rượu ngô Bắc Hà được chưng cất thủ công với hương vị thơm ngon khó cưỡng

Trong số những loại rượu này, rượu ngô Bắc Hà là một trong những lựa chọn yêu thích của nhiều du khách nhất. Đây là loại rượu được làm từ ngô nếp vàng lên men với hương thơm nồng nàn khó cưỡng. Rượu khi uống thường nóng ở đầu lưỡi nhưng lại ngọt hậu khi dần đến cuống họng, càng uống càng ngon. Đặc biệt, dù uống rượu ngô Bắc Hà đến say mềm thì sáng hôm sau tỉnh dậy vẫn tỉnh táo, không hề đau đầu. Rượu ngô được người H’Mông chưng cất theo cách thủ công, dùng cây hoa hồng mi để lên men tự nhiên. Rượu được đóng trong hũ nên rất lý tưởng để mang về làm quà.

  1. Thịt trâu gác bếp

Ngày xưa, thịt trâu gác bếp là cách mà người Thái dùng để dự trữ thức ăn cho những ngày mưa lũ hay những ngày đi làm nương xa. Nguyên liệu để làm thịt trâu gác bếp thường là thịt bắp hay thịt thăn. Thịt sau khi làm sạch sẽ được ướp với gia vị rồi đem gác lên bếp lửa để hun khô. Sau 8 tháng đến 1 năm, thịt trâu có thể đem xuống để làm thức ăn. Ngày nay đây là một trong những đặc sản rất nổi tiếng của người dân vùng cao và được khách du lịch miền xuôi yêu thích. Thịt trâu gác bếp thường sẽ được cắt thành những tảng to. Để thưởng thức, bạn sẽ xé nhỏ từng thớ thịt, chấm với nước chấm chẩm chéo đặc trưng vùng Tây Bắc, nhẹ nhàng cảm nhận vị cay the the vô cùng đặc trưng và vị ngọt thanh của thịt trâu Tây Bắc ngon tuyệt.

Thịt trâu gác bếp – Đặc sản Sapa mua về làm quà nổi tiếng
Thịt trâu gác bếp – Đặc sản Sapa mua về làm quà nổi tiếng

Nếu ăn không quen, bạn sẽ thấy thịt trâu gác bếp có mùi hơi khó chịu của khói bếp. Thế nhưng nếu thưởng thức thêm vài lần món ăn này sẽ khiến thực khách mê tít bởi vị ngọt ngọt, cay cay thêm chút thơm thơm rất đặc biệt. Mua sắm ở Sapa sẽ không mấy khó khăn để bạn tìm thấy thịt trâu gác bếp. Chúng được bán nhiều và phổ biến nhất trong các chợ phiên Sapa với mức giá từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng tuỳ vào từng loại thịt thăn hay đùi. Ngoài ra, du khách cũng có thể mua thịt trâu chất lượng tại các bản dân tộc như: Lao Chải, Tả Phìn, Cát Cát, Tả Van,…

  1. Trang sức bằng bạc

Đây cũng sẽ là một trong những gợi ý lý tưởng dành cho du khách để mua quà từ Sapa mang về tặng người thân, bạn bè. Từ những miếng bạc trắng, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thủ công, những món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt đã được ra đời. Trong đời sống của người dân vùng cao ở đây, các trang sức bằng bạc này thường được đeo trên người khi đi chơi, đi chợ, đi lễ hội. Đặc biệt chúng còn là lễ vật không thể thiếu khi thách cưới, của hồi môn hay đám cưới của đồng bào dân tộc.

Trang sức bạc ở Sapa được làm thủ công với nhiều hình dáng đẹp mắt
Trang sức bạc ở Sapa được làm thủ công với nhiều hình dáng đẹp mắt

Trong quan niệm của người dân vùng cao Sapa, số lượng vòng bạc đeo trên người còn cho biết địa vị của họ trong làng. Họ cũng cho rằng, vật bằng bạc có thể giúp trừ tà ma, giảm nhẹ bệnh tật, ốm đau cho người lớn và dùng làm vòng vía cho trẻ con. Các hoạ tiết được in trên vòng bạc cũng có thể dùng để phân biệt người H’Mông, Dao, Dáy,… Nếu muốn mua những món quà lưu niệm vừa ý nghĩa lại vừa có giá trị này, bạn có thể ghé qua các khu chợ hay các cửa hàng đồ lưu niệm ở các điểm du lịch nổi tiếng tại Sapa nhé!

  1. In vẽ sáp ong

Trang phục của người H’Mông thường có rất nhiều hoạ tiết hoa văn sặc sỡ và ấn tượng. Để tạo ra chúng người ta có thể thêu, ghép vải, in,… Nhưng đặc biệt và thú vị hơn cả vẫn là in vẽ sáp ong. Được biết đây là một loại hình nghệ thuật đã được lưu truyền từ rất lâu trong đồng bào người dân tộc H’Mông. Những người Mông ở Sapa có một bộ 8 bút riêng với hình thù cà kích thước khác nhau, giúp họ tạo nên được những hoa văn vô cùng độc đáo và đặc trưng. Sau khi in/ vẽ sáp ong người ta sẽ đợi để chúng đông đặc như sáp nến rồi mới đem đi nhuộm chàm nhiều lần rồi phơi khô. Đối với những bộ trang phục in/ vẽ sáp ong thì không nên phơi ở chỗ quá nóng bởi sáp ong sẽ dễ bị tan hết. Phơi khô xong, đem những tấm vải đó luộc qua nước sôi. Sáp ong gặp nhiệt độ cao sẽ tan hết và để lộ ra những đường trắng trên vải, tạo thành những hoa văn trắng trên sắc nền chàm xanh.

Nghệ thuật vẽ sáp ong được xem là một nghề khá đặc biệt của đồng bào dân tộc H’Mông
Nghệ thuật vẽ sáp ong được xem là một nghề khá đặc biệt của đồng bào dân tộc H’Mông

Để in sáp ong, người H’Mông sẽ dùng những chiếc khuôn có nhiều hình dạng, kích thước được đúc từ trước, có thể là hình hoa lá, chim muông,… quen thuộc hoặc các hoạ tiết đặc sắc khác. Sáp ong sẽ được nấu nóng chảy rồi nhúng vào khuôn và dập lên trên miếng vải tráng. Trong khi đó, vẽ sáp ong đòi hỏi trình độ cao và tay nghề khéo léo hơn. Để vẽ sáp ong, người H’Mông sẽ dùng bút chuyên dụng chấm vào bát sáp ong đã nấu chảy rồi vẽ hoạ tiết lên vải. Sáp ong sau khi vẽ hay in trên vải sẽ chuyển từ thể lỏng sang rắn. Miếng vải được đem đi nhuộm rồi phơi dưới bóng râm, cuối cùng đem đi luộc, để lộ đường viền trắng trên nền vải chàm tạo ra những hoạ tiết rất đẹp mắt.

Mong rằng với những gợi ý vừa rồi đã giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn mua về làm quà khi mua sắm ở Sapa. Bên cạnh những cái tên vừa rồi, phố núi Sapa vẫn còn rất nhiều đặc sản hay các món đồ lưu niệm độc đáo khác dành cho du khách mang về sau chuyến du lịch. Hiện nay chưa có đường bay thẳng đi Sapa, vì thế để du lịch phố núi bạn bắt buộc phải mua vé máy bay đi Hà Nội, sau đó di chuyển tiếp đến Sapa. Để được hỗ trợ mua vé giá rẻ và uy tín, hãy liên hệ đến đại lý vé máy bay đi Hà Nội ngay từ bây giờ nhé!

Post Comment